Van Bi

Van Bi

adminquantri 19/07/2022

GLOCOM cung cấp Van Bi tại : https://glocom.vn/product/van-bi-ball-valve/

Nội Dung Chính

I. Van Bi Là Gì?

Van Bi (Ball Valve) là một dạng van mà bên trong là một quả cầu kim loại hoặc nhựa được đục rỗng bên trong, sử dụng cơ chế xoay góc 90 độ để kiểm soát lưu lượng chảy qua nó. Ngày nay có rất nhiều mẫu mã van và cách thức vận hành nhưng phổ biến nhất là :điều khiển khí nén, điều khiển điện, tay quay, tay gạt.

Van Bi - Ball Valve
Ball Valve.

II. Cấu Tạo Của Van Bi:

Cấu tạo từ 5 phần chính :

  • Tay gạt: Là bộ phận để thao tác hoạt động đóng – mở của bi van, thường được làm từ kim loại cứng, không gỉ. Có thể thay tay gạt bằng vô lăng hoặc hộp số để sử dụng trong những điều kiện đường ống lớn, áp suất cao. Bộ điều khiển điện thay thế tay gạt thường được sử dụng trong các hệ thống tự động hóa.
  • Thân van: Chủ yếu làm từ kim loại, một số loại có thể dùng nhựa, là bộ phận chính để lắp ghép các chi tiết của bi van.
  • Bi van: Chủ yếu có hình cầu và rỗng bên trong, thường được làm từ kim loại cứng, không gỉ, độ bền cao, được liên kết với trục van và chịu trách nhiệm chính trong hoạt động đóng – mở.
  • Trục van: Là bộ phận kết nối giữa bi van và tay gạt.
  • Giăng làm kín: Được làm từ Teflong hoặc cao su để làm kín, chịu lực cho các chi tiết khác của van.
cấu tạo van bi
cấu tạo.

III. Các Dạng Van Bi:

Van bi được chia làm nhiều dạng dựa trên cấu tạo của bi van, tay gạt và một số cấu tạo khác.

1. Dạng Full Port:

Đặc điểm dạng này có lỗ của bi rộng, bằng đường kính của ống, giúp cho áp của đường ống không bị giảm, không ảnh hưởng đến dòng chảy thường thiết kế những van này lớn nên chi phí sẽ cao hơn. Van dạng này phù hợp cho các trường hợp dùng áp lực nước lớn.

2. Dạng Redeuced Port:

Đặc điển dạng này lỗ của bị nhỏ hơn đường kính của ống. Van dạng này làm lưu lượng của dòng chảy giảm nhưng vận tốc của dòng chảy tăng.

3. Dạng V Port:

Đặc điểm dạng này lỗ của bi có hình chữ V. Van dạng này phù hợp với các đặc trưng của dòng chảy tuyến tính, có thể dùng van dạng này để điều tiết lưu lượng nhưng độ chính xác không bằng một số van khác.

5. Dạng Cavity Filler:

Đặc điểm dạng này được thiết kế khá đặc biệt, khi van đóng hoàn toàn sẽ không lưu lại chất lỏng, lưu lượng ở bên trong, giảm rủi ro hư hỏng trong trường hợp sử dụng trong các dung dịch hay hóa chất. Van dạng này khá hiếm gặp.

6. Dạng Nhiều Cửa:

Đặc điểm dạng này có nhiều cửa hơn, phù hợp với mục đích phân chia hoặc đổi hướng của dòng chảy. Van dạng này phổ biến nhất là loại chữ T ( 3 cửa ) và loại chữ L.

Các Dạng Van Bi
Các Dạng Van Bi

IV. Loại Van Bi Điều Khiển:

1. Van Điều Khiển Điện.

Là loại van sử dụng mô tơ điện để đóng mở van, thích hợp cho các hệ thống tự động hóa. Đặc biệt trong môi trường hóa chất như chất thải độc hại, khí nén, gas…, hệ thống lớn, nhằm bảo đảm an toàn cho người vận hành cũng như độ hoạt động hiệu quả.

2. Van Điều Khiển Khí Nén.

Loại van này cũng giống như van bi điều khiển điện, sử dụng bộ điều khiển khí nén để đóng mở van, phù hợp với môi trường có áp suất lớn, và môi trường hóa chất, gas, khí nén, xăng, dầu nhằm đảm bảo an toàn cho người vận hành mà vẫn đạt hiệu quả trong hoạt động.

V. Các Ưu và Nhược Điểm Của Van Bi:

1. Ưu Điểm:

Điểm lớn nhất của van là cơ chế đóng – mở nhanh, cấu tạo chịu được áp lực cao. Khi mở không gây hiện tượng mất áp suất của dòng chảy. Van bền, hoạt động tốt trong các điều kiện khắc nghiệt dù cho trong một thời gian dài không sử dụng.

Dễ dàng sửa chữa, thay thế các chi tiết trong van, tùy thuộc vào thiết kế và vật liệu cấu tạo nên van. Giá thành phù hợp.

2. Nhược Điểm:

Nhược điểm của van chắc chắn nằm ở việc giữ lại lưu lượng nước trong lỗ bi khi đóng, điều này có thể làm bi bị nứt trong một số trường hợp đóng băng.

Liên hệ tại https://glocom.vn/lien-he/

hoặc tại đây để được tư vấn thêm.

Địa chỉ: 15A Khu Đô Thị Khang Linh, Đường 2/9, Phường 10, TP. Vũng Tàu.

Hot Line: 0254 3522258.

COPYRIGHT © 2021 BY GLOCOM. ALL RIGHT RESERVED.